THANG ĐIỂM – TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ MỘT DỰ ÁN KHOA HỌC KĨ THUẬT

Tháng Mười 28, 2018 7:35 chiều

THANG ĐIỂM – TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ  MỘT DỰ ÁN KHOA HỌC KĨ THUẬT

  1. Thang điểm: Dự án dự thi được chấm theo thang điểm 100, là số nguyên.
  2. Tiêu chí đánh giá:
Dự án khoa học Dự án kĩ thuật
1. Câu hỏi nghiên cứu (10 điểm) 1.Vấn đề nghiên cứu (10 điểm)
–          Mục tiêu tập trung và rõ ràng;–          Xác định được sự đóng góp vào lĩnh vực nghiên cứu;

–          Có thể đánh giá được bằng các phương pháp khoa học.

–          Mô tả sự đòi hỏi thực tế hoặc vấn đề cần giải quyết;–          Xác định các tiêu chí cho giải pháp đề xuất;

–          Lí giải về sự cấp thiết;

2. Thiết kế và phương pháp (15 điểm)
–          Kế hoạch được thiết kế và các phương pháp thu nhập dữ liệu tốt;–          Các tham số, thông số và biến số phù hợp và hoàn chỉnh. –          Sự tìm tòi các phương án khác nhau để đáp ứng nhu cầu hoặc giải quyết vấn đề;–          Xác định giải pháp;

–          Phát triển nguyên mẫu/mô hình.

3. Thực hiện: Thu thập, phân tích và giải thích dữ liệu (20 điểm) 3. Thực hiện: Xây dựng và kiểm tra (20 điểm)
–          Thu thập và phân tích dữ liệu một cách hệ thống;–          Tính có thể lặp lại của kết quả;

–          Áp dụng các phương pháp toán và thống kê phù hợp;

–          Dữ liệu thu thập đủ hỗ trợ cho giải thích và kết luận.

 

–          Nguyên mẫu chứng minh được thiết kế dự kiến;–          Nguyên mẫu được kiểm tra trong nhiều điều kiện/thử nghiệm.

–          Nguyên mẫu chứng minh được kĩ năng công nghệ và sự hoàn chỉnh.

4. Sự sáng tạo (20 điểm)
Dự án chứng minh tính sáng tạo đáng kể trong một hay nhiều tiêu chí ở trên.
5. Trình bày (35 điểm)
a)     Áp phích (Poster) (10 điểm)–          Sự bố trí logic của vật/tài liệu;

–          Sự rõ ràng của các đồ thị và chú thích;

–          Sự hỗ trợ của các tài liệu trưng bày.

b)     Phỏng vấn (25 điểm)

–          Trả lời rõ ràng, súc tích, sâu sắc các câu hỏi;

–          Hiểu biết cơ sở khoa học liên quan đến dự án;

–          Hiểu biết về sự giải thích và hạn chế của các kết quả và các kết luận;

–          Mức độ độc lập trong thực hiện dự án;

–          Sự thừa nhận khả năng tác động tiềm tàng về khoa học, xã hội và/ hoặc kinh tế;

–          Chất lượng của các ý tưởng cho nghiên cứu tiếp theo;

–          Đối với các dự án tập thể, sự đóng góp và hiểu biết về dự án của tất cả các thành viên.